Titan Gaming Trường Sơn: Đẳng cấp và tiện nghi
Tòa án tại Pháp đang xét xử bác sĩ phẫu thuật Joël Le Scouarnec, người bị cáo buộc tấn công tình dục 299 bệnh nhân, đa số là trẻ em, trong tội ác kéo dài nhiều thập niên.Bác sĩ 74 tuổi này đang thụ án 15 năm tù giam về tội lạm dụng trẻ em và hiện bị xét xử về cáo buộc cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục 299 bệnh nhân, chủ yếu khi họ được gây mê. Sự việc diễn ra từ năm 1989-2014 và có 256 nạn nhân dưới 15 tuổi, trong đó nạn nhân nhỏ nhất chỉ mới 1 tuổi. Bác sĩ này tiếp tục hành nghề dù từng bị kết tội năm 2005 về việc sở hữu những hình ảnh lạm dụng trẻ em và có nhiều lời cảnh báo từ các đồng nghiệp. Bị cáo đối diện mức án thêm 20 năm tù giam nếu bị kết tội. "Tôi đã làm những điều ghê tởm", Đài France 24 dẫn lời bị cáo Le Scouarnec nói với tòa tại Brittany và cho biết mình "hoàn toàn nhận thức được rằng những vết thương này không thể xóa nhòa hay chữa lành được".Bác sĩ phẫu thuật này lần đầu tiên bị kết án vào năm 2020 vì tội lạm dụng 4 trẻ em, bao gồm cả 2 cháu gái của mình.Tuy nhiên, việc ông vẫn tiếp tục hành nghề y cho đến khi nghỉ hưu bất chấp những dấu hiệu cảnh báo sớm đã gây ra sự chỉ trích gay gắt từ các cơ quan quản lý y tế của Pháp, đặc biệt là Hội Bác sĩ, hiện là một bên dân sự trong vụ án."Có bao nhiêu người biết ông ta là một kẻ ấu dâm và cho ông ta hành nghề y? Họ biết nhưng họ không làm gì cả", một nạn nhân nói với AFP. Chỉ đến năm 2017, cảnh sát mới phát hiện nhật ký mô tả chi tiết nhiều thập niên lạm dụng các nạn nhân của bác sĩ này, sau khi một bé gái 6 tuổi cáo buộc ông ta hãm hiếp.Nhiều nạn nhân và các hiệp hội y khoa đã lên án Hội Bác sĩ tại Pháp vì không hành động sau những cảnh báo sớm. Hội Bác sĩ ra thông cáo cam kết đấu tranh chống bạo lực tình dục trong ngành y tế. Vụ việc đã làm dấy lên lời kêu gọi cải cách các quy tắc đạo đức y khoa của Pháp, vốn bị những người chỉ trích cho rằng dễ làm nản lòng các bác sĩ khi báo cáo về tình trạng lạm dụng. Những người lên tiếng có nguy cơ phải chịu hậu quả pháp lý vì vi phạm các quy tắc "anh em" trong nghề.Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài vài tuần và giới quan sát cho rằng phán quyết có thể sẽ tác động sâu rộng đến việc quản lý y khoa của Pháp.Cặp vợ chồng cùng đương đầu bạo bệnh, sửa nhà 'đẹp như mơ'
Ông Nguyễn Văn Oanh, Giám đốc Sở Y tế Bến Tre cho biết, tính đến ngày 30.12, ổ dịch bệnh thủy đậu tại Công ty may mặc A.O trong Khu công nghiệp Giao Long (H.Châu Thành, Bến Tre) đã ghi nhận 221 ca mắc. Như vậy, chỉ trong vòng 4 ngày, số ca mắc bệnh thủy đậu từ ổ dịch này đã tăng từ 83 lên 221 ca. Tất cả ca bệnh đều được ngành y tế hướng dẫn tự cách ly, điều trị tại nhà để tránh lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng. Hiện chưa ghi nhận trường hợp diễn biến nặng.Sở Y tế Bến Tre nhận định, mặc dù số ca bệnh tiếp tục tăng lên trong tuần qua nhưng tình hình dịch bệnh thủy đậu đang trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của khu công nghiệp với số lượng công nhân rất đông, cư trú nhiều nơi nên nhiều khả năng còn tăng về số ca mắc bệnh trong thời gian tới.Như Thanh niên đã thông tin, ổ dịch bệnh thủy đậu bùng phát tại Công ty may mặc A.O trong Khu công nghiệp Giao Long, nơi có hơn 30.000 công nhân thường xuyên làm việc. Ngày 26.12, UBND tỉnh Bến Tre đã có công văn chỉ đạo Ban quản lý Khu công nghiệp, Sở Y tế, Sở GD-ĐT tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; trong đó hết sức chú trọng ngăn ngừa dịch bệnh lây lan vào khu vực nhà trường.
Đường bị quy hoạch treo quá lâu
Theo TechSpot, Microsoft đang hứng chịu làn sóng phàn nàn từ người dùng sau khi các bản cập nhật Windows tháng 1.2025 gây ra hàng loạt sự cố cho thiết bị. Các vấn đề được báo cáo bao gồm lỗi kết nối USB, trục trặc trình điều khiển DAC, Bluetooth, Wi-Fi và nhiều lỗi phần mềm khác.Cụ thể, các bản cập nhật KB5049981 (Windows 10), KB5050009 (Windows 11 24H2) và KB5050021 (các phiên bản Windows 11 trước đó) được cho là nguyên nhân gây ra các lỗi trên. Mặc dù Microsoft đã thừa nhận một số vấn đề liên quan đến Open Secure Shell và Citrix, người dùng cho biết họ gặp phải nhiều lỗi hơn thế, ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng hằng ngày.Một số lỗi phổ biến bao gồm:Các lỗi này xuất hiện trên cả Windows 10 và Windows 11, làm dấy lên lo ngại về chất lượng của các bản cập nhật gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh Windows 11 24H2 vẫn đang gây tranh cãi với nhiều lỗi nghiêm trọng.Microsoft khuyến cáo người dùng chưa cập nhật nên tạm thời trì hoãn việc cài đặt các bản vá này. Người dùng đã cập nhật và gặp sự cố có thể gửi phản hồi qua ứng dụng Feedback Hub hoặc thử quay lại phiên bản Windows trước đó.Sự cố lần này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi phát hành các bản cập nhật hệ thống. Người dùng hy vọng Microsoft sẽ sớm khắc phục các lỗi này để đảm bảo trải nghiệm ổn định và đáng tin cậy trên Windows.
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
Một năm sau thảm họa giẫm đạp chết chóc đêm Halloween ở Hàn Quốc
tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc TP.HCM và các tổ giúp việc cho ban.Ban chỉ đạo có 48 thành viên do Chủ tịch Phan Văn Mãi làm trưởng ban. Phó trưởng ban thường trực là bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM. Các phó trưởng ban còn lại là 5 Phó chủ tịch UBND TP.HCM và Giám đốc Sở Nội vụ.Thành viên ban chỉ đạo làm giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP.HCM.Bên cạnh đó, Chủ tịch Phan Văn Mãi cũng thành lập tổ giúp việc ban chỉ đạo về sắp xếp bộ máy do ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ là Tổ trưởng. Còn tổ giúp việc về xây dựng, giải quyết chế độ, chính sách do bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phó giám đốc Sở Nội vụ làm Tổ trưởng.Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án tổng thể, xin chủ trương phương án tổng thể sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập.Đồng thời, xây dựng đề án và ban hành các quyết định sắp xếp, tổ chức lại tổ chức hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập; bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.Bên cạnh đó, nghiên cứu, tham mưu các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp theo quy định của Chính phủ và quy định của bộ, ngành, thành phố.Tại phiên họp cuối tháng 12.2024, Thành ủy TP.HCM thống nhất phương án UBND TP.HCM giảm từ 21 sở còn 15 sở (giảm gần 30%), còn 2 cơ quan hành chính và 32 đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, TP.HCM đề xuất cho phép giữ lại Sở An toàn thực phẩm theo Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội. Nếu phương án này được Trung ương thông qua, UBND TP.HCM sẽ có 16 sở.Theo lộ trình 9 bước do Sở Nội vụ TP.HCM đề xuất, giữa tháng 1.2024 HĐND TP.HCM xem xét thông qua và ban hành các quyết định, nghị quyết tổ chức lại, hợp nhất, sáp nhập các cơ quan đơn vị.Đến giữa tháng 2.2025 sẽ hoàn tất việc sắp xếp, ổn định hoạt động. Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Bộ Nội vụ kết quả thực hiện sắp xếp bộ máy trong tuần cuối cùng của tháng 2.2025.